Giỏ hàng

Giấm tự nhiên, những điều bạn chưa biết?

Giấm là một loại gia vị rất quen thuộc trong ẩm thực các nước trên thế giới. Loài người đã biết chế tạo và sử dụng giấm từ hàng ngàn năm trước. Khoảng 5000 năm trước công nguyên, người Babylon đã biết dùng trái chà là để làm rượu và giấm. Vết tích của giấm đã được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại từ 3000 năm trước công nguyên. Theo sự tích Thần Nông, giấm cũng được tìm thấy ở Trung Quốc từ đời nhà Hạ, 2000 năm trước công nguyên. 500 năm trước công nguyên, ở Hy Lạp, Hippocrates, vị cha đẻ của ngành y học hiện đại, đã dùng giấm làm từ nước táo hòa với mật ong để trị những bệnh ho và cảm lạnh.

Trong giấm ăn có chứa đến 18 loại acid amin mà cơ thể người không tổng hợp được, trong đó có 8 loại acit amin thực vật cung cấp. Bên cạnh đó, nó cũng chứa vitamin B, B1, C…và các nguyên tố vi lượng Ca, Fe, Cu, P… là kết quả của quá trình trao đổi chất vi sinh vật trong quá trình lên men thức ăn và nguyên liệu.

 Có rất nhiều loại giấm ăn khác nhau về hương vị, màu sắc, giá thành. Chúng được phân loại dựa trên nguyên liệu sản xuất, bao gồm:

Giấm trắng: đây là loại giấm có từ rất lâu và thường được sử dụng trong nấu nướng. Giấm trắng có mùi thơm khá mạnh vì được làm từ bã bia hoặc đường mật, được hình thành từ sự lên men của rượu etylic, và còn được gọi là giấm tinh luyện. Tuy nhiên cũng chính vì hương vị quá mạnh mà lại chua gắt nên giấm trắng thường được dùng để ngâm chua các loại thực phẩm. 

Giấm gạo: là loại giấm được sử dụng khá phổ biến, rộng rãi và ưa chuộng chất ở các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Giấm gạo dĩ nhiên được lên men từ gạo, nó có vị chua chịu, không nồng gắt như giấm trắng. Giấm gạo thường  có màu trong suốt hoặc hơi vàng,  hay tùy thuộc vào loại gạo làm nên như màu đỏ, màu đen…

Giấm táo: loại gia vị có độ chua thanh, dịu và lý tưởng giúp tạo ra độ chua ngọt cho các món ăn như làm nước trộn salad, gia vị tẩm ướp…, đặc biệt là trong việc chế biến nước sốt dành cho món rau trộn. Giấm táo được làm từ nước táo cho lên men thành rượu, sau đó thành giấm. Nó thường có màu vàng nhạt, và dĩ nhiên có phảng phất mùi thơm của táo nên giấm táo thường kích thích sự thèm ăn.

Giấm nho: được làm từ rượu nho (hay rượu vang). Rượu vang khá nổi tiếng ở vùng Địa Trung Hải nên giấm nho cũng được sản xuất phổ biến tại đây. Giấm sẽ cho màu vàng nhạt hay đỏ tùy vào màu của rượu.  

Giấm Balsamic: là một loại giấm thượng hạng, một phần vì giá cả, một phần chính vì chất lượng, hương vị đậm đà và ngọt dịu tuyệt vời. Giấm Balsamic có thành phần chính từ rượu nho Trebbiano nên có hương vị phù hợp dùng làm nước trộn salad, đặc biệt thường được sử dụng làm các loại nước sốt trong món áp chảo như sò điệp trứng cá áp chảo, sườn nướng…hoặc dùng để rưới lên những món khai vị. Ngoài vị chua đậm đà thì giấm Balsamic có vị ngọt rất đặc biệt và có màu đen đặc trưng.

Nếu như giấm trắng hay giấm gạo là gia vị quen thuộc với người Việt, thì giấm táo, giấm nho hay giấm Balsamic vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến bởi các loại giấm này ít phổ biến trên thị trường, chủ yếu là sản phẩm nhập ngoại nên nhiều người còn khá băn khoăn về chất lượng. Hiểu rõ điều đó, Paprichi xin được giới thiệu đến người tiêu dùng các sản phẩm giấm tự nhiên 100%, bao gồm giấm nho đỏ, giấm nho trắng, giấm táogiấm Balsamic. Mọi khâu từ tuyển chọn nguyên liệu tới chế biến, đóng chai đều diễn ra khép kín dưới sự giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt. Sản phẩm giấm Paprichi không chứa hóa chất, chất bảo quản độc hại, giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi sức khỏe  người tiêu dùng.