Giỏ hàng

Công viên chiến thắng (Moscow) Парк победы

Công viên chiến thắng (Moscow) Парк победы - một khu tưởng niệm về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần II 1941-1945. nằm ở phía tây сủa Moscow. Công viên được mở cửa vào ngày 09 Tháng 5 năm 1995 để kỷ niệm 50 năm chiến thắng cuộc Chiến tranh vệ quốc. Trong thời kỳ ấm áp của năm, đây là một trong những nơi vui chơi và tham quan của người dân Matxcova, các cô dâu, chú rể mới thường ra đây thả những chú bồ câu trắng lên bầu trời, dấu hiệu cho 1 cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Lịch sử của công viên chiến thắng

Công trình này được đề xuất xây dựng vào năm 1942 bởi kiến trúc sư J. Chernikhovsky. Nhưng do hòan cảnh chiến tranh nên việc xây dựng nó chưa được thực hiện. Ngày 23 tháng 2 năm 1958 trên ngọn đồi Poklonaya đã được dựng lên một biển bằng đá với dòng chữ: "Nơi đây sẽ được xây dựng đài tưởng niệm cho chiến thắng của nhân dân Xô Viết trong cuộc chiến giữ nước vĩ đại 1941-1945”. Đồng thời xung quanh ngọn đồi được trồng nhiều cây xanh và tạo thành công viên được đặt tên là công viên chiến thắng. Từ 1970 đến 1980 để xây dựng khu tưởng niệm người ta đã quyên góp được 194 triệu rúp từ các cuộc lao động công ích và do chính người dân đóng góp. Sau đó nhà nước và chính quyền Matxcova cũng trích ra qũy để xây dựng khu tưởng niệm này. Tòan bộ khu tưởng niệm được xây dựng trên diện tích 135 ha.

Trong thập kỷ những năm 90, để hướng tới kỷ niệm 50 năm chiến thắng, khu tưởng niệm đã được xây dựng và khai trương vào ngày 09 tháng năm 1995.

Ngày 27 Tháng 12 Năm 2009 Ngọn lửa vĩnh cửu và mộ các liệt sỹ vô danh được xây, với nghi thức quân sự đã được đưa đến khu tưởng niệm trên ngọn đồi Poklonnaya, tái trùng tu đến ngày 23 tháng 2 năm 2010.

Những quần thể kiến trúc của Công viên Chiến thắng và đồi Poklonnaya

• Tượng đài Chiến thắng (theo dự án củakiến trúc sư - Zurab Tsereteli)

• Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của 1941-1945.

• Nhà thờ của Chúa George Pobedonos (kiến trúc sư A. Polyansky) (1995)

• Giáo đường tưởng niệm nguời hồi giáo (kiến trúc sư I. Stazhnev) (1997)

• Thánh đường tưởng niệm đạo Hồi và bảo tàng tưởng niệm cuộc thảm sát Holokost (kiến trúc sư M. Zarkhi) (1998)

• Nhà nguyện, được xây dựng để tưởng nhớ của các tình nguyện viên Tây Ban Nha (2003)

• Triển lãm thiết bị quân sự và vũ khí ngòai trời

• Tượng đài “các chiến sĩ bảo về nước Nga" (nhà điêu khắc Bichukov)

• Tác phẩm điêu khắc "Bi kịch của người dân" (nhà điêu khắc Zurab Tsereteli) (1995-1996) 

• Đài tưởng niệm các chiến sĩ quốc tế

Hành lang chính
Hành lang tưởng niệm chính mang tên "Những năm chiến tranh", nằm giữa Quảng trường Chiến thắng và Bảo tàng Trung tâm của Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, bao gồm năm bậc thềm, tượng trưng cho 5 năm chiến tranh. Trong những đài phun nước được xây dựng 1418 vùi phun kỷ niệm cho số ngày của cuộc chiến tranh và đổ máu. Tại trung tâm của quảng trường là thanh kiếm với độ cao - 141,8 m, với ình tượng đăng quang của nữ thần chiến thắng Nike. Ở chân tháp, trên một bục đá granit, là một bức tượng của Thánh George, người đang đánh con rắn - một biểu tượng chiến thắng của cái tốt trước cái xấu.
Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại
Thành phần chính của quần thế - Bảo tàng trung tâm Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, phía trước bảo tàng là quảng trường chiến thắng, hướng về phía đại lộ Kutuzov, con đường dẫn vào hành lang chính của công viên. Tòa nhà của bảo tàng – phòng tưởng niệm, trong phòng có lưu giữ cuốn sách - 385 chương, ghi tên những người đã ngã xuống trong chiến tranh, phòng cảm tạ, gồm 6 mô hình miêu tả những sự kiện lớn của cuộc chiến. Trong bảo tàng còn trưng bày các lọai vũ khí và trang thiết bị quân sự, huy chương, tem và vật dụng, một số lượng lớn các tài liệu viết tay và tài liệu ảnh, miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc, và cuộc chiến cùng các đồng minh chống lại Hitler, chống lại Đức và đồng minh của Phát xít.
Triển lãm thiết bị quân sự
Tại công viên chiến thắng có một khu triển lãm ngòai trời độc đáo giới thiệu các thiết bị, kỹ thuật quân sự và công sự. Hiện có hơn 300 mẫu các thiết bị hạng nặng của Liên Xô và các đồng minh của mình, Đức và các đồng minh của mình tham gia các trận đánh.
 
Tượng đài chíên thắng : Là tượng đài được đúc thép nặng 1000 tấn, cao 141.8 m (tượng trưng cho 1418 ngày đêm chíên tranh vệ quốc ) , được phủ bằng đồng .Ở độ cao 122 m, gắn 1 tựơng đồng nặng 25 tấn của nữ thần chiến thắng Niki. Phía dưới chân tượng đài hình tựơng của 1 người dũng sĩ đâm chết con rắn, (tượng trưng cho cái tốt chiến thắng cái ác), trên tượng đài đc khắc tên các thành phố và năm những thành phố dc giải phóng. Đươc hoàn công cùng lúc với khai trương quảng trường chíên thắng ngày 9.5.1995. Bảo vệ tượng đài chống lai sự ăn mòn của kim loại , họ đã dùng dự án nhiệt để bảo vệ nó chống lai tác động của thời tíêt .
Khải hoàn môn
Vào giữa năm 1814 để chào đón những người chiến sĩ Nga trở về từ Tây Âu sau khi đánh bại quân của Napoleon I khải hoàn môn đã được xây dựng bằng gỗ( ở cửa ô Tverskaya). Tuy nhiên, một tượng đài đã nhanh chóng xuống cấp, bởi vậy sau 12 năm, vào năm 1826, Khải hoàn môn đã được xây dựng lại bằng đá.Soạn thảo của kiến trúc sư Osip Bové. Thực hiện dự án của Beauvais là một nhà điêu khắc tài năng Ivan P. Vitali và Ivan T. Timofeyev. Họ đã hoàn thành hầu hết các công việc trên các bản vẽ của kiến trúc sư. Vòm mái của khải hoàn môn được dựng vào ngày 17 tháng 8 năm 1829, với dòng chữ: "Đây là cửa khải hoàn môn được xây dựng để tưởng nhớ đến những chiến sĩ Nga trong chiến thắng năm 1814. Đây là tượng đài đầu tiên và duy nhất ở Moscow được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình cung sau Chiến tranh năm 1812 - kéo dài tới 5 năm do thiếu vốn. Và đến 20 Tháng Chín 1834
tượng đài độc đáo này đuợc hoàn thành. Đến năm 1936 quảng trường ga Belarus mở rộng, Khải Hoàn Môn đã được tháo rỡ và cất giữ tại chi nhánh bảo tàng kiến trúc Shusev. Năm 1966 nó đã được quyết định khôi phục lại tới địa điểm mới – đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Các kiến trúc sư, nghệ sĩ và kỹ sư đã đến đo lường và nghiên cứu các bản vẽ và hình ảnh để tạo sự xuất hiện ban đầu của di tích, nhằm giữ lại bản chất nguyên sơ của công trình.
Nhà điêu khắc, phục chế, cNn thận kiểm tra tài liệu lưu trữ, khuôn mẫu thạch cao, hình dạng của các bộ phận, mà đã được đúc lại. Nó đã được chuNn bị hơn 150 mô hình - bản sao chính xác của từng yếu tố của kiến trúc phục hồi
Ngày 6 tháng 11 năm 1968 Khải hoàn môn thứ 2 đã được hoàn thành.